Cách trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng hiệu quả
Bạn bị bệnh trĩ, bạn muốn tìm cách chữa trị, bạn được mách dùng cây lá bỏng, bạn chưa biết làm như thế nào. Cách trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non… Thường được dùng chữa bỏng, cầm máu, giải độc,... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng hiệu quả.
1. Cách trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
+ Đắp cây lá bỏng chữa bệnh trĩ:
Bài thuốc đắp này đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị trĩ ngoại mức độ nhẹ. Với cách này, các thành phần hoạt chất trong thảo dược có thể tác động trực tiếp vào búi trĩ. Từ đó hỗ trợ làm giảm viêm, giúp cầm máu và làm co búi trĩ một cách tự nhiên.
Tuy nhiên cần thực hiện đúng cách để tránh gây phản tác dụng khiến búi trĩ sưng viêm và đau rát nhiều hơn. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được dùng băng gạc y tế để băng quá kín. Bởi có thể gây bí và làm tổn thương búi trĩ.
Cách thực hiện như sau:
Cần chuẩn bị 3 - 4 lá cây lá bỏng và 1 ít muối ăn
Đem thảo dược đi ngâm rửa thật sạch rồi để cho ráo nước
Sau đó cho vào cối và giã nhuyễn với 1 ít muối ăn
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn rồi đắp thuốc lên
Sau khoảng 20 phút có thể gỡ ra và dùng nước ấm rửa lại cho sạch
+ Kết hợp cây lá bỏng với các nguyên liệu khác:
Bạn cũng có thể kết hợp cây lá bỏng với nhiều nguyên liệu khác nhau. Phải kể đến như cây nhọ nồi, ngải cứu hay trắc bá. Sự kết hợp này có thể làm tăng hiệu quả kiểm soát bệnh trĩ.
Mỗi nguyên liệu được kết hợp sẽ có những tác dụng riêng. Thường là chống viêm, giảm đau và giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra có thể làm giảm áp lực cho vùng trực tràng - hậu môn. Nên chú ý dùng đúng liều lượng để nhận được kết quả tốt nhất.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 30g lá bỏng, 10g nhọ nồi, 10g ngải cứu và 10g trắc bá
Đem các nguyên liệu trên đi ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng
Sau đó để ráo rồi cho vào ấm, thêm vào 1 lít nước đun sôi trên lửa nhỏ 15 phút
Loại bỏ bã, chia lượng nước sắc nhận được làm nhiều lần uống trong ngày
+ Kết hợp cây lá bỏng với rau sam:
Kết hợp cây lá bỏng với rau sam cũng là một công thức chữa bệnh trĩ được nhiều người tin tưởng áp dụng. Theo các tài liệu y học cổ truyền thì rau sam có tính mát với công dụng tiêu viêm, giải độc rất tốt.
Nếu cách đắp cây lá bỏng phù hợp với người bị trĩ ngoại thì cách này lại rất tốt cho những người mắc bệnh trĩ nội. Thực hiện đều đặn sẽ giúp làm giảm tình trạng phù nề, sưng tấy và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị cây lá bỏng và rau sam mỗi loại 6g
Đem các thảo dược đi rửa sạch rồi để cho ráo nước
Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm vào 1 lít nước rồi đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút
Chia lượng nước sắc thu được làm nhiều lần uống trong ngày
+ Xông và ngâm hậu môn với lá bỏng:
Xông và ngâm hậu môn là bài thuốc được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh trĩ.
Bài thuốc này sẽ giúp sát khuẩn, kháng viêm cho phần hậu môn, giảm áp lực cho phần hậu môn và khiến máu lưu thông tốt hơn. Người bệnh cần chuẩn bị 30g lá bỏng, 30 lá ngải cứu, 5 - 7 quả sung. Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước thì đem đun sôi cùng 1,5 - 2l nước.
Người bệnh dùng nước này xông trực tiếp vùng hậu môn vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nước đã hết nóng thì dùng để ngâm hậu môn trong 10 - 15 phút, rồi rửa sạch lại bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch.
2. Tìm hiểu thêm về công dụng cây lá bỏng
+ Chữa bỏng nhẹ, bỏng nông: Lá bỏng không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên vết bỏng 3 - 4 lần mỗi ngày.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước và đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào. Mỗi ngày làm 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Làm liên tục trong khoảng 1 tháng.
+ Cầm máu khi bị đứt tay, chân: Lấy 3 - 4 lá bỏng rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu rất tốt, có thể kết hợp lấy một nắm lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu vết thương có bầm tím: Lấy một nắm lá bỏng rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm ít rượu và đường để uống.
+ Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Tất cả rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 - 2 lần.
+ Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
+ Chữa viêm họng: Lấy 3 - 4 lá bỏng, rửa sạch, nhai ngậm trong họng rồi nuốt dần. Ngày làm 3 lần sẽ có tác dụng giảm đau họng rất tốt. Hoặc: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 - 5 ngày sẽ có kết quả tốt.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Cách trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng hiệu quả
Nhận xét
Đăng nhận xét