Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không? - BNC medipharm

 Bệnh trĩ là căn bệnh khó nói, nhiều người âm thầm chịu đựng mà không đi khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh như chảy máu, sa trĩ. Có thể kèm theo triệu chứng đau khi đi cầu, ngứa, xuất hiện dịch ướt quanh lỗ hậu môn. Nếu để lâu, không xử lý kịp thời, bệnh trĩ có thể dẫn đến một số biến chứng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh trĩ nếu không chữa có sao không?

Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không

1. Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không?

Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ chưa gây khó chịu, biến chứng do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu không chữa trị sớm và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng và nguy hiểm khôn lường cho bản thân người bệnh. Cụ thể là:

Đi cầu ra máu: Bệnh trĩ nếu để lâu người bệnh sẽ bị hiện tượng đi cầu ra máu, máu có thể nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu để lâu, hiện tượng rau máu cũng làm cho người bệnh mất máu quá nhiều, dễ gây choáng váng, ngất xỉu, hay thường xuyên bị đau đầu, cơ thẻ mệt mỏi…

Đau rát hậu môn: Bị trĩ để lâu nêu không chữa trị, người bệnh sẽ bị đau rát hậu môn, mang lại cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Sau một thời gian, người bệnh rất dễ bị chứng ám ảnh tâm lí, khi mỗi lần đi đại tiện đều trở thành một cơ ác mộng kinh hoàng.

Viêm ngứa vùng hậu môn: Trĩ để lâu ngày, sẽ tiết ra rất nhiều chất dịch nhầy, làm cho vùng hậu môn không được khô ráo, lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn độc hại có cơ hội phát triển và trú ngụ gây ra tình trạng viêm ngứa tại vùng hậu môn. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến cho người bệnh phải dùng tay để gãi, tuy nhiên cách làm này lại càng khiến cho tình trạng của mình ngày càng tội tệ hơn.

Khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

+ Viêm nhiễm phụ khoa: Biến chứng này thường gặp ở những trường hợp chị em bị trĩ e ngại không dám đi thăm khám bệnh. Búi trĩ to ra sẽ kèm theo hiện tượng chảy dịch, chảy máu. Nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn sẽ lây lan sang vùng âm đạo và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra bệnh trĩ để lâu ngày còn khiến người bệnh có nguy cơ nứt rách vùng hậu môn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn dây thần kinh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng…

+ Đi cầu ra máu tươi: Chảy máu khi đi cầu ở các mức độ khác nhau, giai đoạn đầu máu chảy kín, dính vào phân hay giấy vệ sinh, nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia như cắt tiết gà. Chảy máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đôi khi rất nặng.

+ Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

+ Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm các hốc hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm trực tràng người bệnh rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Trường hợp nặng búi trĩ viêm loét, hoại tử, nếu như không được xử lý kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng hoặc lâu ngày có thể biến chứng ung thư.

+ Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu.

+ Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể.

+ Bội nhiễm: Búi trĩ thường có xu hướng bị bội nhiễm khi tồn tại ngoài ống hậu môn quá lâu. Triệu chứng sa trĩ thường kèm theo hiện tượng đi đại tiện ra máu, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để cho các loài vi khuẩn cư trú ở hậu môn, phân, nước tiểu phát triển và lây lan viêm nhiễm khiến người bệnh luôn có cảm giác đau, nhức nhối và vô cùng khó chịu ở vùng hậu môn.

2. Bệnh trĩ có gây ung thư không?

Trĩ là một dạng bệnh lý thuộc hậu môn - trực tràng do suy giãn tĩnh mạch và gây sưng phù vùng hậu môn, kích thích hình thành búi trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng phổ biến đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Theo quan sát và ghi nhận của giới chuyên môn, nếu búi trĩ nằm bên dưới cơ thắt hậu môn sẽ được gọi là trĩ ngoại, do có thể quan sát và nhìn thấy ở bên ngoài. Còn trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm bên trong cơ thắt và chúng chỉ được phát hiện khi bác sĩ thăm khám. Trĩ nội có nguy cơ sa ra bên ngoài hậu môn và gây hiện tượng tắc búi trĩ. So với trĩ nội, trĩ ngoại là bệnh lý đơn giản và dễ điều trị hơn.

Trĩ ngoại được hình thành từ bên ngoài hậu môn nên chúng ta có thể quan sát và nhận biết chúng thông qua việc cảm nhận. Nếu sờ thấy khối mềm ở lỗ hậu môn, ngứa, đau rát hoặc có thể chảy máu khi đại tiện thì có thể bạn đã mắc bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, còn kèm theo một số triệu chứng khác như táo bón kinh niên, u trực tràng, viêm nhiễm hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn tính,…

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại có thể là do chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống không đảm bảo, bệnh thường xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, người có thói quen nhịn đại tiện, sử dụng thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng,…

Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không

Trường hợp bệnh trĩ ngoại mới xuất hiện, không gây chảy máu, tắc mạch, nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng thì việc điều trị cũng đơn giản hơn, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh trĩ ngoại mới phát cần phải phát hiện và điều trị từ sớm, bởi vì khi để chúng tồn tại quá lâu thì rất dễ để lại biến chứng.

Mặc dù bệnh trĩ có rất nhiều điểm tương đồng với ung thư trực tràng nhưng các nghiên cứu gần đây khẳng định chúng không hề liên quan đến nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải khám, nội soi để phân biệt đâu là bệnh lý do trĩ, đâu là bệnh do polyp trực tràng - hậu môn gây ra.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không? - BNC medipharm

Nhận xét