Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội là gì và cách phòng tránh ra sao?

 

Bệnh trĩ nội là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy nguyên nhân bị bệnh trĩ nội là gì và cách phòng tránh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem nguyên nhân bị bệnh trĩ nội là gì và cách phòng tránh ra sao.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội là gì và cách phòng tránh ra sao

1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

+ Do thói quen ăn uống không khoa học:

Chế độ ăn uống không đảm bảo và không có khoa học như: Ăn uống thiếu chất, ăn nhiều đồ cay nóng và sử dụng các chất kích thích có hại là nguyên nhân gây ra những vấn đề về bệnh trĩ nội.

+ Do bị táo bón:

Táo bón trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt nó là nguyên nhân bệnh trĩ nội đầu tiên mà ta thấy được. Việc dùng sức quá mạnh khiến cho các tĩnh mạch bị giãn rộng đột ngột, gây ra đứt, nứt kẽ, thậm chí là bị rách hậu môn. Tình trạng này kéo dài khiến cho vùng hậu môn bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng tĩnh mạch bị phình to và các búi trĩ được hình thành.

+ Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ:

Không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn vô tình đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại hình thành và phát triển nhanh hơn, gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe, dẫn tới bệnh trĩ nội.

+ Do sự gia tăng áp lực vùng hậu môn, trực tràng:

Nếu vùng chậu bị áp lực lớn, khiến cho lượng máu lưu thông không được đảm bảo, khi đó tạo ra tình trạng tích tụ xuất hiện tại vùng hậu môn. Các tĩnh mạch không có máu lưu thông lâu ngày sẽ bị căng phồng, dẫn tới hình thành các búi trĩ.

+ Do căng thẳng và thói quen không lành mạnh:

Những người phải ngồi lâu, đứng lâu một chỗ hoặc mang vác vật nặng thường xuyên, những người phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh… là những người dễ bị gia tăng áp lực ở vùng chậu, là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ nội.

+ Do mang thai: Khi phụ nữ mang thai thì sức nặng của thai nhi sẽ khiến cho áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn tăng lên gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch.

+ Do mạch máu phù: Bề mặt của các búi trĩ có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp và dễ bị chảy máu.

+ Do tĩnh mạch phình gập: Do túi tĩnh mạch trên búi trĩ có thể bị gấp khúc, tạo ra các búi trĩ mềm, có màu đỏ và gây ra hiện tượng chảy máu.

+ Do xơ hóa: Khi búi trĩ sa ra ngoài rất dễ bị cọ xát với các vật bên ngoài, khiến cho bề mặt bị xơ hóa, gây viêm nhiễm và hình thành mô sợi tăng sinh cứng.

2. Bệnh trĩ nội được hiểu như thế nào?

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.

Với trĩ nội, các đặc điểm để nhận biết là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.

+ Biểu hiện của trĩ nội:

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà trĩ nội sẽ có những biểu hiện khác nhau.

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1: Đi vệ sinh ra máu, mặc dù không có cảm giác đau rát nhưng máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh, về sau nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo búi trĩ bị sa ra. Bên cạnh đó, do dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Ở mức độ này, khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 3: Các biểu mô búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài làm cơ thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi ho hoặc vận động mạnh, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 4:

Đây là phân độ nặng nhất của bệnh trĩ với các dấu hiệu như:

Búi trĩ sa ra ngoài và ngay cả khi bạn không đi cầu

Không thể đẩy búi trĩ vào trong

Đau đớn, chảy máu dù đi hay đứng

Chính vì vậy giai đoạn này, hậu môn sẽ có các nguy cơ như:

Dễ nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ

Nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn

Ung thư trực tràng

Chi tiết xem thêm tại: >>> Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội là gì và cách phòng tránh ra sao?

Nhận xét