Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

 

Bệnh trị ngoại là căn bệnh thường gặp hiện nay mà nhiều người mắc phải. Vậy các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh trĩ ngoại này và các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

1. Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta. Đặc biệt, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở độ tuổi 30 và những người làm việc văn phòng. Việc hiểu đúng và bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng sẽ giúp người dân biết cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả từ đó tránh được các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tốn kém tiền bạc.

Trĩ ngoại có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Việc điều trị trĩ ngoại sẽ trở nên khó khăn và tốn kém nếu phát hiện bệnh muộn, hoặc chủ quan không đến bệnh viện sớm. Người bệnh thường gặp biến chứng sau bôi thuốc gây loét, nhiễm trùng, hẹp hậu môn.

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại:

Ngoài ra, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác của bệnh trĩ ngoại còn bao gồm:

- Nâng vật nặng

- Hay ăn đồ cay nóng

- Chế độ ăn ít chất xơ

- Béo phì

- Thai kỳ

- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

- Cổ chướng

- Uống ít nước

- Do cơ địa

- Thiếu collagen vùng hậu môn

- Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ

+ Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại:

Các triệu chứng của trĩ ngoại có xu hướng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại có thể bao gồm:

- Dấu hiệu trĩ ngoại nhẹ:

Có cảm giác mót rặn, tức ở hậu môn.

Đi ngoài ra máu đỏ tươi.

Tình trạng đau rát hậu môn xuất hiện nhiều trong và sau khi đi tiêu hoặc đau rát hậu môn âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.

Ngứa xung quanh hậu môn hoặc khu vực trực tràng.

Đi tiêu thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.

- Dấu hiệu trĩ ngoại nặng:

Búi trĩ màu đỏ, bên trong chứa nhiều mạch máu.

Hậu môn xuất hiện các mô trông như thịt thừa.

Hậu môn luôn nóng rát.

Búi trĩ huyết khối gây đau đớn và rất dễ bị vỡ khi cọ xát.

Búi trĩ phình to, thường có màu xanh tím.

2. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại

+ Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách cải thiện chế độ sinh hoạt và ăn uống:

Chế độ vệ sinh sinh hoạt: Quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ đó là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Bạn nên:

- Tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hay đứng quá lâu, nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 giờ.

- Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh để phòng tránh bệnh trĩ.

- Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón - nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống: Rất quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ, giúp bạn tránh xa hiệu thuốc và nhất là tránh xa bác sỹ đó là chống táo bón và tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Bởi vì 70% cơ thể bạn là nước, vì thế uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể nhấn mạnh là trĩ là bệnh không khỏi được hoàn toàn nếu không tuân thủ chế độ ăn và sinh hoạt.


Chi tiết xem thêm tại: >>> Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Nhận xét