Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì - BNC medipharm
Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì.
1. Bệnh trĩ nên ăn gì?
+ Thực phẩm chứa chất xơ:
Bổ sung chất xơ là điều không thể bỏ qua với người bị trĩ. Chất xơ được chia làm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan là những chất xơ khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng gel, bao gồm các rau củ như: rau đay, mồng tơi, thanh long…
Chất xơ không hòa tan sẽ không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, bao gồm các loại như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây khác….
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chất xơ, vì chất xơ có tính giữ nước, khi chất xơ bị dư thừa làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược. Có nhiều trường hợp phải phẫu thuật ruột để giải quyết tắc nghẽn đường ruột.
+ Uống đủ nước:
Nhiều người bệnh trĩ có tâm lý sợ đi đại tiện, hay nhịn đi đại tiện do cảm giác đau đớn, có máu tươi chảy theo phân. Hậu quả là phân ở trong ruột già quá bị tích tụ lâu ngày trở nên khô và rắn cứng, lúc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn do phản rặn đi đại tiện nhiều. Điều này dễ làm tĩnh mạch trĩ bị vỡ và lượng máu chảy nhiều hơn mỗi khi đi đại tiện.
Vậy nên để đi đại tiện dễ dàng hơn và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ thì người bệnh nên uống đủ nước tối thiểu khoảng 2 lit/ngày. Khi cơ thể được cấp đủ nước hệ tiêu hóa sẽ hoạt động ổn định, phân hình thành lỏng mềm hơn, dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện.
Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng khi thức dậy uống một cốc nước 300ml là một cách kích thích cơ thể bạn đi cầu cực tốt. Bạn nên tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào mỗi buổi sáng nhằm tránh được táo bón cũng như hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn.
Nước như một chất xúc tác giúp chất xơ hoạt động tốt hơn trong đường ruột. Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp làm mềm phân, giúp quá trình đại tiện suôn sẻ hơn. Người bị trĩ cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ…
+ Vitamin C và vitamin E:
Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh, chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Lượng Vitamin C bị giảm khi bạn căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm đóng gói…
Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ, bông cải xanh…
Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như hạt dẻ, rau cải xanh, rau chân vịt, quả bơ, đu đủ…
+ Các vi chất magie và kẽm:
Đây là 2 khoáng chất vi mô giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của các mô cơ, nhuận tràng, chống viêm và chữa lành những vết thương bên trong cơ thể.
Sôcôla đen, bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, quả hạnh, nho khô… đều chứa nhiều kẽm và magie, giúp cơ thể bổ sung những vi chất còn thiếu. Ngoài thực phẩm, bạn có thể thay thế bằng viên uống bổ sung.
+ Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm giàu sắt để tái tạo máu:
Đi ngoài ra máu tươi, cơ thể thiếu máu, mệt mỏi là tình trạng chung của người bệnh trĩ cấp độ 3, trĩ độ 4. Vậy nên để cơ thể tự tái tạo và bù lại lượng máu đã mất nhanh hơn, người bệnh trĩ nội trĩ ngoại nên ăn nhiều các thức ăn chứa sắt như cá chép, tôm, cua, hàu, tim bò, tim lợn, thịt chim bồ câu; lòng đỏ trứng gà; cải bó xôi (rau bina); dền đỏ; khoai tây; cà chua; khoai lang, hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó… để cơ thể tự hấp thu sắt tái tạo hồng cầu giúp bổ sung máu cho cơ thể.
Chi tiết xem thêm tại: >> Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì - BNC medipharm
Nhận xét
Đăng nhận xét